Cấy ghép tế bào sụn tự thân

Tổn thương sụn khớp (còn được gọi là tổn thương sụn), hoặc tổn thương cả sụn và xương bên dưới (còn được gọi là tổn thương xương khớp), đều không có khả năng tự sửa chữa và dẫn đến kết quả gây ra chứng đau khớp và chức năng kém.

Các tổn thương như vậy thường gặp sau chấn thương, và nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm xương khớp. Khớp đầu gối thường bị ảnh hưởng nhất. Bệnh nhân trên 60 tuổi bị viêm xương khớp có nhiều khả năng phải thay khớp gối toàn phần. Tuy nhiên, bệnh nhân trẻ tuổi phải đối mặt với một vấn đề, đó là do khớp thay thế có tuổi thọ hạn chế, sau 10-15 năm bệnh nhân phải thay khớp mới, khi này tuổi của bệnh nhân đã lớn. Đồng thời, khi thay khớp gối lần thứ hai phải đối mặt với các kỹ thuật phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với thay khớp lần đầu.

Quy trình cấy ghép tế bào sụn tự thân

Do đó, các kỹ thuật nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo sụn trong (hyaline) trở nên rất hấp dẫn, vì chúng vừa giúp sửa chữa mô, vừa cho phép bệnh nhân trẻ thực hiện được các hoạt động sinh hoạt trước đó. Kỹ thuật như vậy là được gọi là kỹ thuật cấy tế bào sụn tự thân (ACI).

ACI là một quy trình tương đối mới, hiện đại được sử dụng để điều trị các tổn thương toàn bộ (xuống xương) sụn khớp. Đây là kỹ thuật để tái tạo sụn trong trong một khu vực bị tổn thương hoặc bị hư hỏng của khớp thông qua việc cấy ghép các tế bào sụn. Kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi kể từ khi nó được giới thiệu vào những năm 1980. Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt cho điều trị các tổn thương sụn nằm ở cuối xương đùi. Ngoài các khớp khác của cơ thể, ACI cũng đã được thực hiện cho các tổn thương của xương bánh chè (đầu gối). ACI đã đạt được kết quả lâu dài tuyệt vời, cả về sửa chữa sụn và giúp bệnh nhân trở lại hoạt động như trước đó. Cấy tế bào sụn tự thân là một quy trình phẫu thuật hai giai đoạn.

Quy trình đầu tiên được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi trong vòng chưa đầy 30 phút. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thu một mảnh sụn khớp nhỏ từ đầu gối bệnh nhân. Sinh thiết sụn này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng enzyme nhằm phân lập các tế bào tiền thân tạo sụn. Đây là các tế bào sản xuất sụn của cơ thể. Sau đó, các tế bào tiền thân tạo sụn sẽ được nuôi tăng sinh về số lượng và gửi lại cho bác sĩ phẫu thuật khoảng 6 đến 8 tuần sau đó để cấy ghép.

Quy trình thứ hai là phẫu thuật. Phẫu thuật là một quy trình mở, theo đó một miếng vá nhỏ được khâu trên vùng sụn khớp bị khiếm khuyết. Các tế bào sụn đã được phân lập và nuôi tăng sinh số lượng sau đó được tiêm bên dưới miếng vá này. Tại đây, chúng dính vào đầu gối bệnh nhân để tạo thành cái gọi là sụn giống như hyaline và giống như sụn khớp tự nhiên. Sau khi cấy ghép, bệnh nhân bị giới hạn một khoảng thời gian không được mang vách nặng trong tối đa 8 tuần. Trong thời gian này, việc vật lý trị liệu được áp dụng đối với hoạt động của đầu gối và các hoạt động tăng cường khác theo chỉ định.Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng máy vận động thụ động liên tục (CPM) để cải thiện hiệu quả cấy ghép. Quay trở lại các hoạt động thể thao nhẹ thường được cho phép vào khoảng 6 tháng và trở lại các hoạt động thể thao đầy đủ trong khoảng từ 9 đến 12 tháng sau khi làm thủ thuật dựa trên sự phục hồi của bệnh nhân. Tỷ lệ thành công chung của ACI là khoảng 85% trong việc cho phép bệnh nhân quay trở lại các hoạt động mà không bị đau.

ACI được khuyên dùng cho những bệnh nhân trẻ tuổi có triệu chứng đau khớp và sưng, liên quan đến tổn thương khớp sụn.

Tại Việt Nam, chưa thấy có công bố nào về việc thực hiện liệu pháp này trong điều trị bệnh lý về sụn khớp.

Nguồn:

https://cartilage.org/patient/about-cartilage/cartilage-repair/autologous-chondrocyte-implantation-aci

https://www.ortho.wustl.edu/content/Patient-Care/2888/Services/Sports-Medicine/Overview/Knee/Autologous-Chondrocyte-Implantation.aspx

Phạm Vũ Tổng hợp và dịch

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *